Bác sĩ trẻ đột quỵ khi chơi đá bóng

Bác sĩ trẻ đột quỵ khi chơi đá bóng

D.Thu, Theo Người lao động 08:45 24/04/2019

Khi đang đá bóng, một bác sĩ mới ngoài 30 tuổi bất ngờ bị đột quỵ và rơi vào hôn mê rồi tử vong.

PGS-TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai cho biết trong những ngày nắng nóng vừa qua chỉ riêng tại Khoa Cấp cứu đã tiếp nhận hàng chục bệnh nhân cấp cứu do tác động của nắng nóng, trong đó bệnh nhân đột quỵ tăng 20%.

Bác sĩ trẻ đột quỵ khi chơi đá bóng - Ảnh 1.

Do tác động của trời nắng nóng, số bệnh nhận nhập viện do bị đột quỵ tăng 20% - Ảnh minh họa

Ngoài những trường hợp lớn tuổi, mắc bệnh mãn tính thì còn có những người trẻ trước đó không có dấu hiệu của bệnh. "Cách đây ít ngày tôi có được trao đổi về một trường hợp một bác sĩ trẻ ở Hà Nội tử vong do đột quỵ. Trước đó, anh này có đi đá bóng và trong lúc chơi bóng anh này bất ngờ bị ngã xuống và nhanh chóng rơi vào hôn mê. Điều đáng nói là trước đó anh này không triệu chứng của yếu tố nguy cơ, không bị cao huyết, không có mỡ máu, đường máu và dịch thuật sóc trăng midtrans là người rất trẻ. Chỉ đến khi chụp chiếu mới phát hiện bệnh nhân có bất thường mạch máu não. Trời nắng nóng và trận bóng đá không phải là nguyên nhân khiến bác sĩ này tử vong nhưng đây có thể là yếu tố tác động làm tăng nguy cơ với những bệnh nhân vốn có sẵn bệnh về mạch não" - PGS Chi nói.

Theo PGS Chi, thời tiết đột ngột chuyển từ lạnh sang nóng hay nắng nóng gay gắt là những yếu tố nguy cơ làm tăng số người bị đột quỵ, nhất là người có bệnh huyết áp, tim mạch, mỡ máu, suy thận tiểu đường... Đối tượng mắc bệnh chủ yếu là người già. Đây là nhóm nguy cơ cao bởi hệ thống báo khát của người già rất kém nên khi mất nước qua đường tiểu, qua hơi thở, qua mồ hôi thường không được bù nước kịp thời.

Trong khi đó, nắng nóng rất dễ gây tình trạng mất nước, kiệt sức, sốc nhiệt hoặc nặng hơn là đột quỵ, thậm chí tử vong.

Giới chuyên môn cho biết một trong những sai lầm khi sơ cứu bệnh nhân đột quỵ là nhiều người nhà thường để bệnh nhân nằm yên một chỗ khá lâu sau đó mới đưa đi cấp cứu. Theo nguyên lý không để bệnh nhân vận động là áp dụng đối với bệnh nhân có thể đi được, vì nếu vận động bệnh nhân có thể ngã, bệnh thêm nặng. Còn với bệnh nhân đột quỵ nói chung thì phải đặt bệnh nhân lên cáng hoặc đưa lên ô tô cấp cứu.

Với những người có bệnh mãn tính (cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch), các dấu hiệu của bệnh thường là rối loạn ý thức, méo miệng, nói khó, thậm chí không nói được, đột ngột mất thị lực, liệt 1 nửa cơ thể 1 tay, 1 chân, vận động khó khăn, các biểu hiện chóng mặt bất thường, đau đầu giữ dội. Những trường hợp này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí. Tuyệt đối không cho bệnh nhân uống viên an cung nhằm tránh nghẹt đường thở.

Bình luận

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin vui: 10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngôi nhà phố ngập tràn cây xanh và ánh nắng dù kín cổng cao tường ở Sài Gòn của cặp vợ chồng thành đạt quê gốc miền Trung

Địa chỉ các trung tâm dịch thuật ở Cẩm Phả - Quảng Ninh