Thanh tra chuyên ngành ATTP: Vẫn còn những khó khăn từ thực tiễn

Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng để bảo đảm ATTP. Đích đến cuối cùng là tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con thực hiện nghiêm quy định của pháp luật đối với lĩnh vực ATTP.

Sở Y tế Hà Nội vừa báo cáo về Kết quả thanh tra chuyên ngành ATTP tại các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn theo Quyết định số 47/2018/QĐ-TTg, ngày 26/11/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ATTP tại 30 huyện, quận, thị xã và 584 xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội. 30/30 quận, huyện đã tiến hành thanh tra ATTP tại 487 cơ sở, xử phạt 149 cơ sở, số tiền phạt 551,250 triệu đồng. Đồng thời, 324/584 xã, phường, thị trấn đã triển khai thanh tra chuyên ngành 1.538 cơ sở, xử phạt 382 cơ sở, số tiền phạt 589,350 triệu đồng.

Qua công tác triển khai cho thấy một số khó khăn như phần lớn các quận, huyện và xã, phường triển khai thí điểm thanh tra lần đầu, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ thanh tra mới được tập huấn thời gian ngắn, kiến thức và kinh nghiệm thanh tra còn hạn chế; quy trình thanh tra chặt chẽ, phức tạp nên gặp khó khăn khi thực hiện, đặc biệt là tuyến xã còn dè dặt trong giai đoạn đầu triển khai thanh tra. Bên cạnh đó, số cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn xã, phường, thị trấn chủ yếu là các cơ sở nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, tồn tại chợ tạm, chợ cóc... gây khó khăn cho việc thanh tra chuyên ngành ATTP và xử lý vi phạm hành chính.

Thanh tra chuyên ngành ATTP Công tác thanh kiểm tra góp phần đảm bảo ATTP.

Là địa phương triển khai mô hình thanh tra chuyên ngành ATTP từ năm 2016, chia sẻ về vấn đề này, ông Vương Hồng Phong - Phó Trưởng phòng Y tế huyện Đông Anh cho biết, truy xuất nguồn gốc thực phẩm là một nội dung quan trọng trong quá trình thanh, kiểm tra ATTP tại các cơ sở thực phẩm. Tùy từng cơ sở và loại thực phẩm, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra ATTP, đơn vị chức năng yêu cầu các cơ sở xuất trình các loại hồ sơ, tài liệu cụ thể. Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ chế độ kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn đối với cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, nhà hàng... Đây là giải pháp rất quan trọng, nhất là khi xảy ra ngộ độc thực phẩm nhiều người mắc.

Thời gian tới, Sở Y tế TP. Hà Nội sẽ tăng cường công tác thông tin truyền thông để chuyển tải kịp thời, thường xuyên về ý nghĩa và các hoạt động của thí điểm thanh tra chuyên ngành để các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh và người tiêu dùng hưởng ứng, phối hợp triển khai tại các hội nghị, giao ban. Thực hiện kiểm tra giám sát liên ngành việc triển khai thực hiện của quận, huyện, thị xã và các Tổ công tác, kiểm tra giám sát liên ngành của quận, huyện, thị xã kiểm tra giám sát việc tổ chức thực hiện của xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, yêu cầu 100% các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tiến hành thanh tra theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt và xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định, tăng tỷ lệ mức xử phạt trung bình/01 cơ sở. Tỷ lệ cơ sở thanh tra/Tổng số cơ sở thuộc phân cấp quản lý: Tuyến quận, huyện, thị xã là 25%; Tuyến xã, phường, thị trấn là 50%. Các quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn tiếp tục phối hợp với Sở Y tế đào tạo bổ sung nhân lực để đảm bảo đáp ứng đủ nhân lực đi thanh tra.

Hà Nội được xem là một trong những địa phương triển khai thanh Dịch thuật tiếng Anh tra chuyên ngành ATTP ở tuyến cơ sở một cách bài bản và nghiêm túc, song vẫn còn không ít khó khăn, hạn chế. TS. Đỗ Hữu Tuấn - Phó Cục trưởng Cục ATTP (Bộ Y tế) cho rằng, hiện nay, không có cán bộ chuyên trách trong ATTP mà vẫn đang sử dụng cán bộ kiêm nhiệm. Thời gian tới, các ngành sẽ đánh giá lại việc sử dụng cán bộ như vậy có đáp ứng được đủ nhu cầu địa phương hay không? Nếu cho rằng cán bộ kiêm nhiệm chưa đủ thì sẽ có kiến nghị, đề xuất đào tạo cán bộ chuyên trách.



Bên cạnh đó, Cục ATTP cũng đề xuất cần thực hiện thanh tra ở các khu vực khác nhau. Cụ thể, ở nội thành tập trung thanh tra thức ăn đường phố, còn ở ngoại thành quan tâm vấn đề liên quan đến nông nghiệp. Về việc thanh tra chồng chéo, ông Đỗ Hữu Tuấn đề xuất, mỗi cơ sở chỉ thanh tra theo kế hoạch 1 lần/năm. Trong trường hợp vi phạm thì đề xuất thanh tra đột xuất. Ngoài ra, việc thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật cần phải được đề xuất xem xét, sửa đổi lại để phù hợp với tình hình thực tế.



Mai Ngọc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin vui: 10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngôi nhà phố ngập tràn cây xanh và ánh nắng dù kín cổng cao tường ở Sài Gòn của cặp vợ chồng thành đạt quê gốc miền Trung

Địa chỉ các trung tâm dịch thuật ở Cẩm Phả - Quảng Ninh