Tại sao Lưu Bị không đưa theo Gia Cát Lượng trong chiến dịch sinh tử chinh phạt Đông Ngô?
Sau trận Xích Bích, quân Tào Tháo rút về phương bắc (sau này Tào Phi xưng đế, lập ra nước Ngụy), quân Tôn Quyền chiếm giữ phía Đông, quân Lưu Bị làm chủ Tây Xuyên (sau này lập nước Thục Hán).
Tuy ban đầu nước Thục làm chủ vùng đất Kinh Châu giàu có và sở hữu địa thế chiến lược nhưng Đông Ngô đã chiếm lại được vùng này sau một loạt các chiến dịch, thậm chí chém đầu được mãnh tướng của Lưu Bị là Quan Vũ. Vì lí do này, Lưu Bị quyết tâm đem quân đi tấn công nước nước Ngô.
Chiến dịch của Lưu Bị được huy động một lực lượng tương đối lớn, do đích thân ông chỉ huy nhưng lại không có quân sư thiên tài là Gia Cát Lượng đi cùng. Hầu hết các sử gia đều cho rằng đây chính là một trong những nguyên nhân khiến quân Thục thất bại thảm hại, dẫn tới quốc lực suy tàn.
Cụ thể, theo các tài liệu lịch sử thì số quân Thục có thể lên đến 6 vạn người và khi thất bại thì mất hơn nửa quân số.
Gia Cát Lượng không trực tiếp tham gia trận chiến có thể xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, Gia Cát Lượng không hoàn toàn đồng tình với quyết định đánh Đông Ngô của Lưu Bị.
Tuy rằng khi đề ra "Long Trung đối sách", Gia Cát Lượng đã nêu tầm quan trọng của Kinh Châu nhưng khi Lưu Bị tấn công đòi lại vùng này từ Đông Ngô thì ông lại không ủng hộ.
Bởi khi ấy, một loạt chiến tướng đầy kinh nghiệm của Lưu Bị vừa qua đời, điển hình là Quan Vũ, Hoàng Trung, Trương Phi hay đại thần Pháp Chính. Lực lượng quân Thục tuy đông nhưng lại không có chỉ huy giỏi. Lưu Bị vừa xưng đế ở đất Thục (năm 221 sau Công nguyên), cần thêm thời gian củng cố lực lượng, không nên tham chiến vào một trận đánh lớn.
Theo "Tam Quốc Chí" của Trần Thọ, phần Pháp Chính truyện có mô tả rằng khi Lưu Bị thảm bại ở trận Di Lăng, Gia Cát Lượng đã nhắc tới đại thần là Pháp Chính, ông than rằng nếu Pháp Chính còn sống và phò tá chúa công thì có thể kết cục của lần thảo phạt Đông Ngô này đã không thảm hại như thế.
Lưu Bị tự thấy mình tuổi đã cao nên bằng mọi giá muốn nhanh chóng khôi phục nhà Hán. Ảnh minh họa: Internet
Tuy nhân lực bất lợi là vậy, Gia Cát Lượng cũng không ra sức can ngăn Lưu Bị, bởi có thể, ông đã hiểu rõ thời thế và sự quyết tâm của chúa công. Năm đó, Lưu Bị đã 61 tuổi, mà cả cuộc đời Lưu Bị luôn tâm niệm phải khôi phục nhà Hán, thống nhất giang sơn. Nếu còn trì Dịch Thuật tiếng Hungary hoãn thì có thể Lưu Bị không còn cơ hội nữa.
Vì vậy, dù đại thần thân tín như Gia Cát Lượng có phản đối thì cũng khó lòng thay đổi được quyết tâm của ông.
Hơn nữa, bản thân Gia Cát Lượng cũng chính là người đã "thúc đẩy" quyết tâm ngày cho Lưu Bị ngay từ khi hai người diện kiến.
"Long Trung đối sách" của Gia Cát Lượng từng khuyên rằng khi chiếm được Kinh Châu nếu chẳng may "Thiên hạ có biến, lệnh cho các tướng lập tức dựa vào thành trì ở Kinh Châu mà uyển chuyển dụng binh, cho quân tiến thoái, quân từ Ích Châu cũng cũng thể tiến về bảo vệ đất Tây Xuyên, bách tính đất Thục sẽ ủng hộ cung cấp lương thảo tiếp ứng, đại nghiệp sao có thể không thành công? Đại Hán chắc chắn sẽ được phục hưng."
Bất cứ ai tin vào "Long Trung đối sách" của Gia Cát Lượng đều sẽ khao khát muốn lấy được Kinh Châu.
Thứ hai, Lưu Bị phải để Gia Cát Lượng lo chuyện ở hậu cứ.
Như đã nêu ở trên, sau khi Lưu Bị xưng đế, các tướng lĩnh và quân sư giỏi đã qua đời, ông không còn nhiều sự lựa chọn như trước. Khi làm chủ đất Thục, đem quân đi đánh Đông Ngô nhưng cần phải có người quán xuyến việc ở hậu cứ. Nếu dồn hết vào một cuộc chinh phạt thì không khác nào liều mình đánh bạc.
Gia Cát Lượng đương nhiên là người được Lưu Bị tin tưởng nhất sẽ thay ông ở Thành Đô nước Thục quản lí nội chính và cung cấp tài lực, vật lực cho cuộc viễn chinh của ông.
Thêm vào đó, thiên hạ đang chia ba, khi đánh Đông Ngô thì các nơi hiểm yếu khác cũng cần được bảo vệ. Lúc đó, Tào Phi ở phía Bắc với lực lượng dồi dào và mạnh hơn hai thế lực kia, có thể nhân cơ hội mà tấn công nước Thục bất cứ lúc nào.
Khi đó, các tướng tuy dũng mãnh là Ngụy Diên và Mã Siêu cũng khó lòng chống đỡ. Chỉ khi có Gia Cát Lượng ở lại bảo vệ hậu phương, Lưu Bị mới có thể yên tâm. Còn về phía Đông Ngô, vùng đất này tuy rộng nhưng nhân khẩu không đông, Lưu Bị cho rằng họ chỉ giỏi thủy chiến, không thiện chiến trên bộ như quân sĩ của mình vốn xuất thân từ phía Tây và phía Bắc nên ông rất tự tin.
Thực tế, quân Đông Ngô khi tham gia trận Di Lăng với quân số ít hơn và ban đầu cũng thất thế, chỉ khi trận đánh kéo dài khiến quân Thục từ xa đến đã mệt mỏi, đại tướng đứng đầu quân Ngô là Lục Tốn mới tiến hành phản công.
Như vậy, chúng ta có thể thấy các nguyên nhân khiến Lưu Bị không dùng Gia Cát Lượng cho trận chiến Di Lăng là do ông có tham vọng lớn khi tuổi đã cao nhưng lại không có sự phục vụ của các tướng lĩnh giỏi như xưa và cũng không thể mạo hiểm giao việc phòng thủ hậu phương cho ai để đem theo quân sư của mình đi cùng.
Nhận xét
Đăng nhận xét