Cocobay và bài học 'lợi nhuận càng cao, rủi ro càng lớn'
Khách hàng vay ngân hàng mua condotel, shophouse ở Cocobay đang nếm trái đắng khi Empire Group phá vỡ cam kết lợi nhuận khủng, nhiều độc giả có ý kiến:
Lãi sinh ra phải dựa trên một mô hình kinh doanh khả thi, chứ đâu phải dựa vào lời hứa. Hôm tôi tới dự hội thảo của Cocobay đã thấy không thuyết phục. Họ tặng tôi phiếu nghỉ miễn phí nhưng phải trả 600 nghìn đồng "đặt phòng". Tôi tìm hiểu trên mạng thấy nhiều người phản hồi không tích cực nên tôi đã không sử dụng voucher đó.
Đến khi đi chơi Đà Nẵng thật mới thấy mình sáng suốt. Khu vực này xa xôi, không gần Đà Nẵng cũng không gần Hội An, thậm chí muốn ra biển cũng phải đi một đoạn đường xa. Xây dựng thì dở dang, không có nét đặc trưng. Đến Đà Nẵng có quá nhiều thứ thú vị để nghĩ tới chuyện ở đây. Chỉ nhìn thôi đã thấy không muốn ở, thì làm sao có chuyện kinh doanh có lãi được?
Nói dễ hiểu là các người đầu tư đã cho chủ dự án vay tiền. Với mấy nghìn tỉ đồng từ tiền của nhà đầu tư, chủ dự án hoàn toàn có thể gởi vào bất kỳ ngân hàng nào với lãi suất đặc biệt khoảng 12-13%/năm. Chủ dự án đã chơi một canh bạc mà thắng thì thắng rất nhiều, mà thua vẫn có lãi không nhỏ. Chỉ có nhà đầu tư là chịu thiệt vì đã phí phạm bao nhiêu thời gian, công sức, gánh lãi ngân hàng, chưa kể tinh thần bị ảnh hưởng nặng nề.
Tôi cho rằng hợp đồng đã ký, kiện tụng cũng chỉ làm mất thêm giời gian và công sức. H y vọng mọi người đều học được các bài học sau vụ này: Lợi nhuận khủng luôn đi kèm với rủi ro cao. Khi rủi ro cao 50/50 thì nên tự nghĩ lại.
Trên đời này không có gì dễ dàng cả. Cũng bởi vì có thể là thiếu hiểu biết về một lĩnh vực nào đó, Dịch thuật tiếng Thái Lan hoặc do lòng tham mà ra thôi. Quy luật kinh doanh là cái gì mang lại lợi nhuận càng cao thì hiệu ứng rủi ro càng lớn. Vậy có sức chơi có sức chịu.
Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây .
Nhận xét
Đăng nhận xét