2 năm, chúng ta mất cả Jong-hyun, Sulli lẫn Goo Hara: Rốt cuộc thì điều đáng sợ gì đang xảy ra với giới giải trí Hàn Quốc?
*Bài viết thể hiện quan điểm của Adam Wright - phóng viên giải trí của tờ SCMP.
24/11/2019, ca sĩ Goo Hara - cựu thành viên của của nhóm nhạc nữ KARA - được tìm thấy trong tình trạng tử vong tại nhà riêng ở Cheongdamdong, Seoul. Nữ ca sĩ đã chọn chấm dứt cuộc đời mình ở tuổi 28, 6 tháng sau lần tự tử bất thành đầu tiên, và chỉ 6 tuần sau cái chết của cô bạn thân là Sulli (25) cũng với nguyên nhân tương tự.
Goo Hara - cựu thành viên nhóm KARA đã tử vong tại nhà riêng vào ngày 24/11 vừa qua
Goo Hara là mất mát thứ 3 của giới giải trí Hàn Quốc trong chưa đầy 2 năm qua, tính từ tháng 12/2017. Đó là khi Kim Jong-hyun - trưởng nhóm Shinee - tự sát sau thời gian dài oằn mình chống đỡ căn bệnh trầm cảm.
Dĩ nhiên, cả 3 không phải là những thần tượng âm nhạc đầu tiên tự tử. Kurt Cobain - nghệ sĩ đa tài của nhóm Nirvana nổi tiếng đã khiến báo chí Mỹ tốn không biết bao nhiêu giấy mực sau khi tự sát vào năm 1994. Tháng 7/2017, cả thế giới tiếc thương Chester Bennington, trưởng nhóm Linkin Park. Hay gần đây nhất là tháng 3/2019, với trường hợp của Keith Flint của nhóm The Prodigy.
Kurt Cobain và Chester Bennington
Tuy nhiên, việc có đến 3 ngôi sao từ cùng một lĩnh vực giải trí trong một quốc gia tự sát trong chưa đầy 2 năm lại là chuyện khác. Rõ ràng, có một điều gì đó không đúng đang xảy ra đối với ngành giải trí của xứ sở Kim chi.
Áp lực và "tiêu chuẩn kép" từ ngành giải trí khốc liệt nhất thế giới
Chuyện không mới nhưng cần nhắc lại: Áp lực mà hệ thống đào tạo ngôi sao của K-pop đặt lên những người nổi tiếng - đặc biệt là với idol nữ - là cực kỳ lớn.
Mọi thứ bắt đầu kể từ thời điểm họ đặt chân vào những ngôi trường đào tạo ngôi sao khi còn trong độ tuổi thiếu niên. Họ không được dùng điện thoại, bị tách ra khỏi gia đình và bạn bè, bị cách ly khỏi những mối quan hệ yêu đương thường thấy của tuổi trẻ. Tất cả đều phải hướng đến một hình ảnh hết sức mâu thuẫn: xinh đẹp, ngây thơ, trong sáng, nhưng phải toát lên vẻ quyến rũ, thậm chí là... gợi dục.
Các idol nữ phải hướng đến hình ảnh hết sức mâu thuẫn: vừa ngây thơ, những cũng phải quyến rũ
Và cái giá phải trả khi phá bỏ hình ảnh ấy có thể rất lớn, chủ yếu đến từ cộng đồng fan K-pop được đánh giá là cực kỳ "cuồng loạn".
Cả Sulli lẫn Goo Hara gần như không có sự riêng tư. Cuộc sống của họ bị dõi theo bởi hàng ngàn cặp mắt, để rồi mỗi sai sót đều trở thành bê bối và phải hứng chịu chỉ trích của cộng đồng mạng. Như Sulli trước khi tự tử, cô đã phải trải qua một thời gian dài bị cộng đồng mạng lên án vì đứng ra tổ chức một bữa tiệc rượu và đăng nó lên Instagram cá Dịch thuật tiếng Nga Ukraina nhân. Còn Goo Hara, cô vướng phải một bê bối lớn hơn, liên quan đến những đoạn video "giường chiếu" được quay bởi bạn trai cũ.
Goo Hara từng trở thành nạn nhân của scandal về video nhạy cảm với bạn trai cũ
Nhưng kỳ lạ thay, xã hội Hàn Quốc lại có một tiêu chuẩn khác hoàn toàn dành cho các ngôi sao nam. Khi Sulli và Goo Hara bị cyberbully (bắt nạt online) triệt để vì các hành động thực chất có thể xem là rất bình thường ở phương Tây, những idol nam không phải chịu nhiều soi xét đến vậy. Jung Joon-young, Choi Jong-hoon hay Seungri (Big Bang) hẳn đã nhận thức rất rõ điều này, khi họ thản nhiên lập ra nhóm chat kín gồm 8 thành viên để chia sẻ những đoạn video về cảnh sex giữa họ và phụ nữ.
Đáng chú ý, những cô gái trong video dường như cũng không tỉnh táo, có thể do quá say, nhưng nhiều khả năng là bị chuốc thuốc. Như khi một thành viên chia sẻ video cảnh quan hệ cùng một cô gái đã bất tỉnh, Jong-hoon bình luận: "Con đó bất tỉnh rồi. Tao muốn coi cô ả sống động hơn cơ," trong khi Jung Joon-young thì thản nhiên: "Ông hiếp cô ta rồi đó," kèm một emoji mặt cười. Vậy mà khi mọi chuyện vỡ lở và tạo ra một scandal gây chấn động giới giải trí châu Á, vẫn có những cư dân mạng đứng ra bảo vệ họ.
Goo Hara là một trong những người liên lạc với phóng viên để tố cáo tội ác của Jung Joon-young
Những dấu hiệu chẳng ai đếm xỉa
Tháng 5/2019, Goo Hara cũng đã từng có ý quyên sinh nhưng bất thành. Đáng ra, đó nên là một lời cảnh tỉnh đến các doanh nghiệp giải trí của K-pop, nhưng bi kịch thay là chẳng để tâm đến nó. Xét cho cùng, cô ấy cũng chưa chết mà, phải không?
Đến khi Sulli tự sát, có vẻ như chính phủ Hàn Quốc mới bắt đầu phản ứng với câu chuyện khủng hoảng này. Các công tố viên đang tìm cách đưa Jung Joon-young vào phía sau song sắt ít nhất 7 năm, trong khi một dự luật mang tên "Luật Sulli" đang được đưa ra quốc hội, nhằm đối phó với nạn bắt nạt online - hay cyberbully.
Jong-hyun và Sulli - người trầm cảm, người là nạn nhân của bắt nạt trực tuyến
Chẳng ai rõ Goo Hara đã nhận được những sự hỗ trợ gì sau lần tự sát bất thành vào 6 tháng trước. Chỉ biết rằng tin tức đầu tiên về cô sau sự việc ấy là cách đây 2 tuần, khi người quản lý thông báo rằng Goo Hara sẽ tiếp tục sự nghiệp bằng 1 tour diễn tại Nhật Bản và chuẩn bị ra đĩa đơn mới. Phải chăng, điều này chứng minh ưu tiên của công ty quản lý chỉ là làm sao để đưa Goo Hara quay lại sân khấu và kiếm tiền, thay vì giúp cô vượt qua thứ đã khiến bản thân cô chẳng còn muốn tiếp tục sống nữa?
Trách nhiệm là của ai?
Đầu tiên phải kể đến chính các công ty giải trí. Nếu xét đến những tin đồn về nạn lạm dụng tình dục đối với các sao nữ trẻ trong giới giải trí Hàn Quốc, có lẽ điều gây ngạc nhiên là số vụ tự tử không cao hơn như thế. Còn nhớ năm 2009, nữ diễn viên "Vườn sao băng" 29 tuổi Jang Ja-yeon đã tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh tiết lộ việc cô bị ép phải ngủ cùng hơn 30 nhân vật quyền lực trong ngành giải trí. Hay như năm 2013, Jang Seok-woo - CEO của công ty giải trí Open World Entertainment - đã rơi vào vòng lao lý sau cáo buộc lạm dụng tình dục 11 nữ thực tập sinh dưới quyền của mình.
Jang Ja-yeon - nữ diễn viên tự sát ở tuổi 29, để lại bức thư tố cáo bị ép phải ngủ với hơn 30 nhân vật quyền lực của showbiz
Cộng đồng fan K-pop cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm trong câu chuyện này. Thay vì đưa những kẻ hãm hại idol ra ánh sáng, họ lại đứng ra chỉ trích, đổ lỗi cho các nạn nhân. Chính những lời sát thương ấy đã góp phần khiến những cô gái trẻ rơi sâu vào bẫy trầm cảm, để rồi đưa ra quyết định thực sự đáng tiếc.
Với cái chết của Goo Hara và Sulli, chúng ta đang được chứng kiến cái giá phải trả quá lớn trước áp lực dành cho những người nổi tiếng cùng việc thiếu đi sự hỗ trợ về mặt tinh thần tại Hàn Quốc - đất nước hiện đang nằm trong top tỷ lệ tự tử cao nhất trong số các quốc gia giàu có. Cho đến ngày ngành giải trí của quốc gia này quan tâm hơn đến cảm giác của người nổi tiếng và ngưng coi thân thể họ như những cỗ máy kiếm tiền, có lẽ bi kịch cũng chưa thể dừng lại được.
Nhận xét
Đăng nhận xét