Đồng Nai xây cầu Cát Lái
Cầu Cát Lái (đường màu đỏ) tăng kết nối giao thông TP HCM với các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Ảnh: Google maps. |
Dự kiến khởi công năm 2020, cầu Cát Lái có phần chính dài 650 m, rộng 37,7 m gồm 6 làn cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m; kết cấu bằng dây văng hai trục tháp.
Do công trình có tổng mức đầu tư lớn, trước đó Đồng Nai kiến nghị Chính phủ cho tách dự án thành 3 phần. Phần đường dẫn phía quận 2 dài 623 m sẽ do TP HCM thực hiện theo hình thức xây dựng - chuyển giao (BT). Phần đường dẫn tương tự phía Nhơn Trạch, và phần cầu chính sẽ do Đồng Nai.
Nếu việc triển khai phần cầu chính theo hình thức BOT không khả thi sẽ tính toán làm theo phương án BOT kết hợp BT, dự kiến sử dụng quỹ đất trên địa bàn tỉnh này.
Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu tỉnh Đồng Nai phối hợp chặt với TP HCM triển khai dự án đúng quy định về hình thức đầu tư và hạng mục công trình.
Cầu Cát Lái có kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Ảnh minh họa. |
Áp lực giao thông trên các tuyến đường xung quanh cảng Cát Lái (quận 2) ngày càng lớn. Trong khi đó, phà Cát Lái hiện không đủ đáp ứng nhu cầu đi lại cho người dân, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây cũng quá tải, chưa kể chỉ ôtô mới được lưu thông. Do đó, việc xây cầu Cát Lái không chỉ giúp người dân thoát cảnh "qua sông lụy phà" mà còn kéo giảm ùn tắc, giãn dân và biến Nhơn Trạch thành ngoại ô của TP HCM.
Điểm Dịch thuật báo cáo tài chính tại Hà Nội đầu cầu Cát Lái kết nối với nút giao thông Mỹ Thủy (quận 2, TP HCM) và điểm cuối cách bến phà hiện hữu khoảng 1,2 km thuộc xã Phú Hữu, đô thị Nhơn Trạch (Đồng Nai). Về hướng tuyến, công trình chạy dọc theo đường Nguyễn Thị Định đến khoảng đầu đường nội bộ số 21 rẽ phải vượt sông Đồng Nai, hướng về đường Lý Thái Tổ - đô thị Nhơn Trạch, sau đó rẽ trái kết nối với đường Lý Thái Tổ.
Hữu Nguyên
Nhận xét
Đăng nhận xét