Cảo thơm lần giở: Thích Nhất Hạnh nghĩ gì?

Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội và người vận động cho hòa bình người Việt Nam đã được trao giải Hòa bình Luxembourg 2019. Dưới đây, chúng tôi xin trích đăng một bài nói chuyện của Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Ôm cơn giận vào lòng

- …Theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi có phương pháp tu tập thở chánh niệm (mindfulness), đi chánh niệm nhằm làm sản sinh năng lượng phép chánh niệm (energy of mindfulness). Chính xác mà nói, với năng lượng phép chánh niệm, ta có thể nhận biết, ôm lấy và chuyển hóa cơn giận của mình. Phép chánh niệm là nguồn năng lượng giúp ta nhận biết được những gì đang Dịch thuật tiếng Nhật xảy ra bên trong và xung quanh ta và bất cứ ai cũng có thể đạt được chánh niệm.

- Nếu bạn uống một tách trà, bạn biết mình đang uống một tách trà, đó là cách uống chánh niệm; khi thở vào biết mình đang thở vào và tập trung chú ý vào hơi thở vào, đó là phép chánh niệm khi thở; khi cất bước đi biết rõ mình đang cất bước đi, đó gọi phép chánh niệm khi bước trên đường.

- Phép tu căn bản trong các trung tâm thiền, các trung tâm tu dưỡng chính là cách tu tập để tạo năng lượng chánh niệm trong từng thời điểm của đời sống hằng ngày.

- Khi bạn giận mà biết mình đang giận. Bởi vì trong bạn đã có sẵn nguồn năng lượng chánh niệm được tạo nên do bạn đã tu tập và đó là lý do tại sao bạn có đủ khả năng để nhận diện, ôm lấy, nhìn sâu và hiểu rõ bản chất của đau khổ trong bạn.

- …Tâm lý học Phật giáo nói về tâm với khái niệm hạt giống. Chúng ta có sẵn những hạt giống của giận hờn, của tuyệt vọng, của sợ hãi tiềm ẩn trong tâm. Nhưng trong ta cũng có những hạt giống của hiểu biết, của tuệ giác, của yêu thương và tha thứ.

- ...Nếu biết cách tưới tắm những hạt giống của tuệ giác và yêu thương, nó sẽ tự bắt rễ và trỗi dậy như thể một loại sức mạnh của năng lượng, giúp ta chuyển hóa cơn phẫn nộ thành hành động của yêu thương và tha thứ.

- …Chúng ta nói về cách tu tập lắng nghe sâu (deep listening), lắng nghe bằng tình thương trong đạo Phật, một phương pháp tuyệt diệu để tái tạo sợi dây liên lạc, kết nối giữa những người thân yêu, giữa cha với con trai, giữa mẹ với con gái và mối giao hòa giữa những quốc gia với nhau.

- …Ta có thể có đủ thiện ý để lắng nghe, nhưng nhiều người trong số chúng ta đã tự đánh mất khả năng đó, vì trong chúng ta có quá nhiều hận thù và bạo lực. Số người khác lại không biết cách sử dụng ngôn ngữ yêu thương, họ chỉ biết phê phán. Và ngôn ngữ được sử dụng thường rất cay đắng, loại ngôn ngữ luôn được dùng để tạo thêm phẫn nộ và căm hờn, ngăn trở ta tiếp xúc qua sự lắng nghe sâu và lòng từ bi. Đó là lý do tại sao chỉ có thiện ý khi tiếp xúc vẫn chưa đủ. Ta cần luyện tập để lắng nghe sâu, bằng lòng từ bi....

- …Tất cả mọi vật đều cần thức ăn để sinh tồn và phát triển, bao gồm cả yêu thương và thù ghét.

- Tình yêu là một hiện thực sống. Thù ghét cũng là một hiện thực sống.

- Nếu bạn không nuôi dưỡng tình yêu, nó sẽ chết. Nếu bạn cắt đứt nguồn dinh dưỡng cho bạo lực, bạo lực trong bạn sẽ tự tiêu. Đó là lý do tại sao nói: con đường Đức Phật vạch ra là con đường của sự tiêu thụ chánh niệm.

- …Nếu chúng ta có cái nhìn sâu sắc, chúng ta sẽ thấy việc ăn uống có tính bạo lực khủng khiếp.

- Ăn chánh niệm có thể giúp giữ được lòng từ bi trong trái tim mình. Một người không có lòng từ bi, không thể hạnh phúc, không thể có liên hệ với nhân sinh và các sinh vật khác.

- … Đức Phật có nói đến loại thức ăn thứ hai được dùng mỗi ngày là thức ăn qua các giác quan. Loại thức ăn này được hấp thụ qua con đường mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức. Khi ta đọc tạp chí, ta tiêu thụ. Khi xem tivi, ta tiêu thụ. Khi nghe đàm thoại, ta tiêu thụ. Và các thức ăn này có thể mang lượng độc tố cao. Có nhiều độc tố như tham vọng, bạo lực, căm hờn và tuyệt vọng. Ta tự cho phép mình bị đầu độc khi ta tiêu thụ qua các giác quan....

- ...Nguồn dinh dưỡng thứ ba mà Đức Phật nói đến là tham vọng. Tham vọng là những gì bạn muốn làm nhất, là niềm mong ước sâu thẳm của bạn. Mỗi người trong chúng ta đều có một mong ước sâu thẳm. Chúng ta phải nhận dạng được nó, phải gọi bằng tên thật của nó. Đức Phật đã từng có một ước mong. Ngài muốn chuyển hóa tất cả những khổ đau của bản thân. Ngài muốn được giác ngộ hoàn toàn để có thể giúp đỡ người khác... Một số người cho rằng, hạnh phúc chỉ có được khi ta có nhiều ti ền của, danh tiếng, quyền lực và tình dục. Loại mong ước đó thuộc về loại thức ăn thứ ba mà Đức Phật đã nói đến. Đó là lý do tại sao nhìn vào cái bản chất của mong ước sâu thẳm, tức là tham vọng là điều rất quan trọng. Đức Phật dạy rằng, cuồng vọng sẽ dẫn chúng ta đến nhiều khổ đau, dù là những mong ước không thể chế ngự được về sức khỏe, tình dục, quyền lực, hay danh tiếng. Nhưng nếu bạn có mong ước trong sáng, như mong ước bảo vệ cuộc sống, bảo vệ môi sinh, hay giúp đỡ mọi người sống một cuộc đời thanh bạch, có thời gian chăm sóc cho bản thân, để yêu thương, chăm sóc cho những người thân yêu của mình. Đó là loại mong ước mang đến hạnh phúc cho bạn. Nhưng bạn bị thúc đẩy bởi những tham vọng về quyền lực, về của cải, danh tiếng, bạn chắc chắn sẽ phải khổ đau.

- …Có nhiều người trên thế giới xem việc trả thù như là một tham vọng. Họ sẽ trở thành những kẻ khủng bố. Khi ta căm hờn và có tham vọng trả thù, chúng ta cũng sẽ đau khổ tột cùng...

- …Việc nhìn sâu vào sự hiện hữu bệnh hoạn của mình rất quan trọng, giúp ta nhận diện ra các nguồn dinh dưỡng mà ta thường xuyên cấp cho bản thân và xã hội. Đức Phật đã dạy: “Cái gì đã đang hiện hữu - nếu ngươi biết cách nhìn sâu vào bản chất và nhận biết nguồn gốc dinh dưỡng của nó - chính là ngươi đang bước trên con đường giải thoát rồi”.

Nhà văn hóa Hữu Ngọc

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin vui: 10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngôi nhà phố ngập tràn cây xanh và ánh nắng dù kín cổng cao tường ở Sài Gòn của cặp vợ chồng thành đạt quê gốc miền Trung

Địa chỉ các trung tâm dịch thuật ở Cẩm Phả - Quảng Ninh