Khoe khoang khả năng đi trên mặt nước, tu sĩ phải xấu hổ quay bước trước 1 câu nói
Swami Vivekananda (1863 – 1902) là một tu sĩ Ấn Độ giáo - một trong những lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất và có ảnh hưởng nhất của trường phái triết học Vedanta. Swami là đại đệ tử của Ramakrishna Paramahamsa và là người sáng lập ra Ramakrishna Math và Ramakrishna Mission.
Swami Vivekananda (1863 – 1902). (Nguồn ảnh: Internet)
Nhiều người xem Vivekananda là thần tượng cho lòng nhiệt tình, ảnh hưởng tích cực lên lớp trẻ, tầm nhìn thoáng về các vấn đề xã hội, và vô số bài giảng và bài nói chuyện về triết lý Vedanta.
Dưới đây là những câu chuyện về Swami Vivekananda, và hãy tin tôi đi, bạn sẽ chỉ mất vài phút để đọc, nhưng giá trị mà chúng mang lại cho bạn sẽ là không giới hạn, nếu bạn biết lĩnh hội được những đạo lý tuyệt vời đằng sau đó.
Câu chuyện thứ nhất: Hãy dũng cảm đối diện với nỗi sợ hãi
Một ngày nọ, Swami Vivekananda đang trở về từ ngôi chùa Ma Durga. Đường đi rất hẹp và xuất hiện nhiều con khỉ hung dữ. Chúng không cho anh đi qua, và cứ khi nào Swami Vivekananda bước thêm một bước thì lũ khỉ lại tạo ra rất nhiều âm thanh và trưng ra bộ mặt dữ tợn, thể hiện sự tức giận của chúng.
Những khó khăn trong cuộc sống cũng giống như bầy khỉ, chúng sẽ không vì bạn bỏ chạy mà buông tha bạn. (Ảnh minh họa: Internet)
Thấy vậy, Vivekananda liền bỏ chạy thục mạng. Cả bầy khỉ nhanh chóng đuổi theo. Những con táo Dak Nong Translation bạo thậm chí đã bắt kịp và cắn vào người anh.
Đến lúc Vivekananda cảm thấy kiệt sức và không thể chạy được nữa, anh đã quyết định dừng lại. Lúc này, trong đầu anh bỗng vang lên một mệnh lệnh, "Hãy đối mặt với chúng đi".
Những lời nói này giống như một câu thần chú làm Vivekananda thức tỉnh. Anh liền lấy hết can đảm, quay lại và nhìn thẳng vào lũ khỉ đằng sau.
Lạ thay, ngay khi Vivekananda làm vậy, lũ khỉ liền lùi lại rồi bỏ đi.
Lời bàn: Lũ khỉ đuổi theo Vivekananda chính là những khó khăn, thử thách mà ta gặp phải trong cuộc sống. Chúng sẽ không vì ta bỏ chạy mà buông tha ta. Cách giải quyết tốt nhất là hãy dũng cảm đối diện chúng.
Có thể, những vấn đề thực sự sẽ không dễ dàng biến mất như lũ khỉ kia, nhưng với tâm thế kiên cường, sẵn sàng chiến đấu, bạn sẽ đủ dũng khí và khả năng để đương đầu với chúng, hơn là khi bạn bỏ chạy.
Câu chuyện thứ 2: Ông già trên dãy Himalaya
Một lần, Swami Vivekananda đang đi bộ trên dãy Himalaya. Trên đường, anh nhìn thấy một ông già có vẻ như đang kiệt sức và chăm chăm nhìn lên sườn dốc phía trước mình.
Chỉ cần một lời động viên đúng lúc, chúng ta có thể giúp người khác vượt qua chính mình, chạm tới thành công. (Ảnh minh họa: Internet)
Vivekananda đi đến bên cạnh người đàn ông. Ông già nhìn sang Vivekananda và nói, " Tôi không thể đi tiếp được nữa. Làm sao để vượt qua ngọn núi này? Chỉ cần đi thêm một bước nữa là trái tim tôi sẽ nổ tung mất thôi".
Vivekananda đáp lại: "Hãy nhìn xuống bàn chân của ông. Phía dưới bàn chân ấy là con đường mà ông đã vượt qua, và con đường mà ông sẽ sớm vượt qua một lần nữa".
Những lời khích lệ ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người đàn ông cao tuổi một cách thần kỳ. Và cuối cùng, nhờ sự động viên này, ông đã có thể hoàn thành chuyến đi của mình, tới đích thành công.
Lời bàn: Nhiều khi chỉ còn cách cái đích một quãng đường rất ngắn, nhưng vì kiệt sức, hay sự hoài nghi vào bản thân, mà nhiều người đã dừng lại, chấp nhận từ bỏ hết những nỗ lực từ trước đến nay.
Song chỉ cần một lời động viên đúng lúc, chúng ta có thể giúp họ vượt qua chính mình, chạm tới thành công.
Câu chuyện thứ 3: Gặp 1 tu sĩ kiêu ngạo, Vivekananda nói một câu khiến người này phải quay bước trong sự xấu hổ
Câu chuyện này xảy ra sau khi Swami Vivekananda trở về sau khi tham dự Hội nghị Quốc tế về các tôn giáo với một bài diễn văn rất thành công, và bất kỳ người dân Ấn Độ nào cũng biết về anh.
"Ông đã lãng phí 20 năm để tiết kiệm 5 phút, đó không phải là sự thông tuệ đâu". (Ảnh minh họa: Internet)
Một ngày nọ, Vivekananda đang đi dạo gần dãy Himalaya và định sang bờ sông bên kia. Anh nhìn thấy một chiếc thuyền vừa mới rời bến, bèn kiên nhẫn ngồi đợi nó quay lại. Trong lúc đó, một sadhu (tu sĩ khổ hạnh – rất được người dân Ấn Độ tôn sùng) đi qua.
Nhìn thấy Vivekananda ngồi đó, vị tu sĩ này bước tới và hỏi: "Sao anh lại ngồi ở đây?".
Vivekananda trả lời rằng anh đang đợi thuyền quay lại đón mình.
Vị tu sĩ kia lại hỏi: "Tên anh là gì?"
Vivekananda đáp rằng: "Tôi là Vivekananda".
"À, hóa ra anh là cái anh chàng Vivekananda nổi tiếng đó hả, người cứ tưởng nói được tiếng nước ngoài là sẽ trở thành một tu sĩ vĩ đại đó sao?"
Vivekananda im lặng không nói gì.
Sau đó vị tu sĩ kia thể hiện bằng cách đi trên mặt nước rồi quay trở lại hỏi Vivekananda: "Anh có làm được như tôi không?"
Vivekananda bày tỏ sự kính nể, rồi khiêm nhường hỏi lại rằng: " Đó đúng là một sức mạnh vĩ đại. Nhưng ông có thể cho tôi biết ông mất bao lâu để có được sức mạnh ấy không?"
Vị tu sĩ trả lời, không giấu nổi sự tự hào: "Không dễ đâu. Ta đã phải mất 20 năm trời khổ luyện mới đạt được đấy".
Đến lúc này, Vivekananda mới đáp lại nhẹ nhàng: "Ông mất 20 năm mới học được một thứ mà một con thuyền có thể giúp tôi làm trong 5 phút. Lẽ ra ông nên dành 20 năm để giúp những con người cơ cực thì hơn. Ông đã lãng phí 20 năm để tiết kiệm 5 phút, đó không phải là sự thông tuệ đâu".
Nghe những lời đó, vị tu sĩ già chẳng còn biết nói gì, đành im lặng bỏ đi.
Lời bàn: Dù có giỏi giang đến mấy, con người ta cũng không nên kiêu ngạo và khoe khoang, vì núi cao sẽ còn có núi cao hơn nữa, trên đời không thiếu những người thông minh và tài trí hơn ta.
Nếu chỉ vì muốn thể hiện, nhiều khi ta sẽ chỉ tự khiến bản thân bị mất mặt mà thôi.
Theo Moral Stories
Nhận xét
Đăng nhận xét