Siêu xe tăng T-84 Oplot-M: Từ nỗi ô nhục ở Chechnya tới con "bò sữa" của Ukraine?
Các cuộc đấu xe tăng như trong Thế chiến 2 đã được các nhà phân tích xác định là tư duy lỗi thời khi tên lửa chống tăng phát triển mạnh mẽ và khó khăn trong việc di chuyển của các xe cơ giới hạng nặng đến mặt trận.
Nhưng điều này không thực sự đúng, đặc biệt là đối với Ukraine.
Thất bại cay đắng của T-64 Ukraine ở miền đông
Các cáo buộc xe tăng Nga tham chiến ở miền đông Ukraine tháng 8/2014 đã biến những gì trông giống như một "chiến thắng cuối cùng" của lực lượng Ukraine thành một cuộc rút chạy trên "con đường tử thần".
Vào tháng 1/2015, một cuộc tấn công của hơn 30 xe tăng của lực lượng dân quân thân Nga đã đánh bại toàn bộ lực lượng cơ giới hạng nặng của Ukraine và chấm dứt cuộc bao vây nhiều tháng xung quanh Sân bay Quốc tế Donetsk.
Xe tăng T-64BV của dân quân thân Nga
Trong cuộc xung đột này, Kiev chủ yếu trang bị các xe tăng T-64 sản xuất tại địa phương, chúng từng được coi là "Siêu xe tăng" trong Chiến tranh Lạnh vào khoảng... 15 năm về trước.
Đối đầu T-64 của Ukraine là IED (bom vệ đường), ATGM (tên lửa chống tăng có điều khiển) hiện đại và quan trọng nhất là những chiếc xe tăng Nga có chất lượng tương đương hoặc vượt trội (bao gồm cả những biến thể T-72 đã được nâng cấp).
Không có gì đáng ngạc nhiên khi T-64 đã phải chịu tổn thất nặng nề. Ước tính Ukraine đã mất hơn 200 chiếc T-64, và có thể nhiều hơn khi số lượng vẫn chưa được kiểm đếm hết cho đến hiện tại.
Một chiếc T-64BV bị phá hủy tại miền đông Ukraine
"Nỗi ô nhục" của T-80 trong Chiến tranh Chechnya lần 1 và T-84 của Ukraine
Tuy nhiên, Ukraine đã phát triển một loại xe tăng rất hiện đại, T-84 Oplot-M. Cho tới hiện tại, 10 chiếc T-84 Oplot đang phục vụ cho trong quân đội Ukraine.
Vào năm 2018, nhà máy sản xuất xe tăng tuyên bố đã hoàn tất nghiệm thu và bàn giao chiếc T-84 Oplot-M thứ 49, cũng là chiếc cuối cùng theo hợp đồng với Thái Lan.
T-84 Oplot là một biến thể Ukraine của chiếc "xe tăng tốc độ" T-80, từng được coi là đỉnh cao của thiết kế xe tăng thời Liên Xô, mặc dù T-80 không bao giờ vượt qua được "nỗi ô nhục" mà nó nhận được trong Chiến tranh Chechya lần đầu tiên khi bị các tổ săn tăng Ichkeria hạ gục.
Một xe tăng T-80 bị phá hủy trong chiến tranh Chechnya lần 1
Thất bại ở Chechnya phần lớn do kết quả của chiến thuật tồi tệ, những chiếc xe tăng với kíp lái được huấn luyện sơ sài đã tiến vào giữa thành phố Grozny đổ nát mà không có bộ binh tùng thiết.
Các lý do chính thức được đưa ra là "lỗi thiết kế" khiến T-80 của Nga được đưa về tuyến sau và các loại xe tăng T-72 rẻ hơn, dễ nâng cấp hơn và sau đó là sự ra đời của xe tăng chiến đấu chủ lực T-90.
Ukraine, quốc gia luôn tìm cách phát triển ngành công nghiệp vũ khí của mình một cách độc lập với Nga sau khi tách khỏi Liên Xô, đã thiết kế một chiếc T-80 cải tiến với động cơ mạnh hơn và một tháp pháo mới gọi là T-84.
Một số biến thể T-84 đã được hình thành, đỉnh cao là T-84 Oplot-M , có tháp pháo kiểu phương Tây lắp các cảm biến và hệ thống phòng thủ mới nhất của Ukraine.
Chúng là những chiếc xe tăng nhanh nhẹn, cảm biến tuyệt vời, được bảo vệ bởi hệ thống phòng thủ chủ động và thụ động. Đáng chú ý nhất, nó đi cùng mức giá 5 triệu USD tại thời điểm các xe tăng chiến đấu chủ lực như LeClerc và những chiếc M1 nâng cấp có giá 8 triệu USD.
Xe tăng T-80 của Nga thiệt hại tại Grozny trong chiến tranh Chechnya lần 1 (Nguồn AP)
T-84 Oplot-M và T-90
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90 chính là kết quả "sự tiến hóa" của T-72. T-90 cho tới nay vẫn là xe tăng tuyến đầu của Nga trong khi quân đội nước này đang chờ T-14 Armata được đưa vào trang bị với số lượng lớn hơn.
Nó cũng đã được xuất khẩu rộng rãi, đáng chú ý là 9 quốc gia (ngoài Nga) đã trang bị loại MBT này nếu so với 2 quốc gia (Thái Lan và Ukraine) của T-84.
Không giống như T-72, T-90 nằm ngoài các buộc triển khai hỗ trợ cho lực lượng dân quân miền đông Ukraine, trên thực tế chúng được đưa tới "thử lửa" ở một chiến trường xa hơn, đó là Syria.
Một chiếc T-90 của Quân đội Arab Syria
Cả hai xe tăng đều có kíp lái ba người, nhưng T-84 Oplot-M nặng 51 tấn, chiều cao 2,8 mét, trong khi T-90 chỉ 46 tấn và chiều cao chỉ ở mức 2,2 mét.
T-84 Oplot-M và T-90 đều có pháo chính 125 mm và hệ thống nạp đạn tự động. Pháo 2A46 trên T-90 (cũng là pháo chính của T-72 Iraq) không thể xuyên thủng lớp giáp trước của xe tăng Abrams của Mỹ trong Chiến tranh vùng Vịnh 1991.
Nhưng đó là do họ không được trang bị đạn xuyên Vonfram (Tungsten) và đạn Uranium nghèo (DU) của Nga có khả năng xuyên tương đương 650 mm thép cán. Tuy nhiên khả năng này được coi là "vừa đủ" để xuyên giáp trước của xe tăng phương Tây ở tầm ngắn.
Cả hai loại xe tăng đều có thể phóng tên lửa chống tăng qua nòng để hạ gục máy bay trực thăng hoặc mục tiêu bay ở tầm xa, ở những vị trí mà đạn pháo không thể vươn tới, chúng cũng có hai loại súng máy 12,7 mm và 7,62 mm với vai trò vũ khí phụ.
Các mẫu T-90 sau này sử dụng các kính ngắm nhiệt Catherine được Pháp cấp phép, trong khi Oplot dựa vào hệ thống PNT-2 được sản xuất trong nước, được bổ sung bởi một kính ngắm toàn cảnh PNKS-6 khổng lồ trên tháp pháo.
Về khả năng bảo vệ, lớp giáp composit của xe tăng T-90 được đánh giá tương đương với lớp giáp thép cán đồng nhất (RHA) có độ dày 600mm khi chống đạn diệt tăng xuyên động năng dưới cỡ có guốc và ổn định bằng cánh đuôi (SABOT), và tương đương 800mm khi chống đầu đạn xuyên lõm sử dụng trong các loại tên lửa chống tăng.
Ngược lại, các số liệu của Oplot vẫn là bí ẩn, mặc dù với trọng lượng của nó, mức độ bảo vệ ít nhất là tương đương với T-90.
T-84 Oplot-M và T-90
Trong thực tế, cả hai xe tăng đều dựa vào giáp phản ứng nổ (Kontact-5/Duplet Nozh-2) và hệ thống phòng thủ chủ động (Shtora-1/Varta) để tăng đáng kể khả năng sống sót.
Một lợi thế của T-84 Oplot-M là nó được trang bị hệ thống Zaslon bao gồm một radar phát hiện một "vật thể" bay đến và khai hỏa một đạn nổ về hướng viên đạn.
Hệ thống Zaslon có thời gian phản ứng chỉ là 1 giây và có hiệu quả chống lại lựu đạn và, RPG và ATGM. Tuy nhiên, nó Dịch tiếng Tây Ban Nha tại Kon Tum không có sức mạnh để chống lại đạn pháo. Ngược lại, hệ thống Afghanit (trên T-14 Armata) có thể chống lại đạn pháo nhưng lại không được trang bị trên T-90.
Oplot còn có một lợi thế về sự nhanh nhẹn. Với tỷ lệ công suất trên trọng lượng lớn hơn 25%, nó có thể di chuyển tới 70 km/h, nếu so với 60 km/h của T-90.
Nói chung, Oplot-M dường như nhỉnh hơn so với T-90A. Tuy nhiên, một đội quân chỉ có thể có được ưu thế từ xe tăng khi chúng được sản xuất với số lượng lớn và về mặt đó, T-90 có lợi thế khổng lồ.
Hơn 500 chiếc T-90 đang phục vụ ở Nga, trong khi quân đội Ukraine có vỏn vẹn 10 chiếc T-84 Oplot-M .
Một chiếc T-84 Oplot-M của Ukraine
"Siêu xe tăng" của Thái Lan và việc phổ cập T-84 Oplot-M trong quân đội Ukraine
Thái Lan có thể không phải là cường quốc xe tăng, nhưng kể từ đầu thế kỷ 21, xe tăng Thái Lan đã tham gia trong một số xung đột biên giới.
Năm 2001, xe tăng M60A3 Patton của Thái Lan đã chống lại xe tăng Type 69 của Quân đội Myanmar trong trận đánh tại Trạm biên phòng 9631 trên lãnh thổ Thái Lan (Quân đội Hoàng gia Thái Lan đã thắng thế).
Sau đó, vào năm 2008, Thái Lan và Campuchia đã đụng độ vì tranh chấp ngôi đền Hindu Preah Vihear, nằm trên biên giới của cả hai nước. Khi giao tranh gia tăng, xe tăng đã tham chiến và theo một số báo cáo, hai chiếc đã bị bắn hạ.
Xe tăng M60A3 Patton của Thái Lan được bổ sung giáp bằng gỗ
Quân đội Thái Lan đã đặt hàng 49 Oplots-M vào năm 2011, sau rất nhiều trì hoãn chủ yếu do vấn đề của nhà sản xuất, cho tới năm 2008 họ đã nhận được chiếc cuối cùng.
Khi lực lượng thiết giáp Ukraine gần như bị hủy diệt sau các xung đột ở miền đông, nhiều người nghĩ rằng Kiev sẽ có một cái cớ khá tốt để trang bị xe tăng T-84 Oplot-M cho chính mình.
Tuy nhiên, trong một tuyên bố năm 2015 của Serge Pinkas, Phó tổng giám đốc của Ukraine Defense Manufacturing, ông giải thích rằng lý do đằng sau việc bán T-84 cho Thái Lan chỉ là vấn đề tài chính.
"Mỗi chiếc Oplot được bán với giá 5 triệu USD, số tiền mà sau đó có thể được sử dụng để nâng cấp 10 Xe tăng T-64 lên tiêu chuẩn BULAT".
Một "bãi rác" xe tăng tại Kharkov, Ukraine
Các nhà bình luận hoài nghi đã coi đây là bằng chứng cho thấy Kiev chỉ đơn giản là đang theo đuổi lợi nhuận, biến T-84 Oplot-M thành "con bò sữa" với cái giá là mạng sống của các kíp lái xe tăng T-64 "Bãi rác".
Một cách giải thích khác là Ukraine đang muốn duy trì tài chính bền vững cho việc trang bị quốc phòng.
Đối với nhu cầu quân sự ngắn hạn của mình, quân đội Ukraine có thể có lợi hơn bằng cách nâng cấp và sửa chữa số lượng lớn T-64, thay vì chi phí và thời gian sản xuất cho xe tăng mới.
Ukraine đã hướng tới các thiết kế đầy tham vọng hơn, bao gồm chương trình TIREX để sản xuất T-64BV với tháp pháo tự động như T-14 Armata. Ngoài ra họ vẫn có kế hoạch mua 50 T-84 Oplot-M.
Và cuối cùng, lực lượng dân quân miền đông Ukraine đã chứng minh rằng khó có thể bị tiêu diệt dễ dàng nếu vẫn còn sự hỗ trợ "vô tận" của người Nga, có vẻ sẽ khôn ngoan hơn khi tình hình chính trị và khả năng quân sự của Kiev trưởng thành từ từ trong thời điểm hiện tại.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot-M của quân đội Thái Lan
Nhận xét
Đăng nhận xét