CEO Viettel Post chỉ ra bài toán khó của "Make in VietNam": Tính cách người Việt rất khó bắt tay hợp tác khi thành công
Thời cơ lớn của Việt Nam
“Thời điểm này, Việt Nam đang đứng trước cơ hội thực sự lớn”. CEO Viettel Post Trần Trung Hưng mở đầu cuộc trò chuyện với phóng viên ICTnews bằng cách nói về cơ hội của các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Ông Hưng lý giải: Nếu như trước đây, Việt Nam gặp nhiều bất lợi do công nghiệp điện tử và cơ khí chưa phát triển nên kéo sự phát triển chậm chạp của CNTT. Thế nhưng ở thời điểm hiện tại, khi thị trường công nghệ đã mở hơn, chúng ta đã có thể mua mọi thứ (máy móc cơ khí, điện tử - pv). Vì thế chúng ta phải đứng trên vai những người khổng lồ để phát triển. Việt Nam yếu về công nghệ điện tử và cơ khí nhưng lại rất giỏi về công nghệ phần mềm. Vì vậy, chúng ta phải tập trung vào thế mạnh của mình.
Ông Trần Trung Hưng, CEO Viettel Post
Ông Trần Trung Hưng đã đưa chính quá trình chuyển mình của Viettel Post để làm dẫn chứng rõ hơn cho điều này. Bưu chính Viettel đang chuyển mình thành công ty công nghệ với cơ hội đầu tiên đó là không phải bỏ quá nhiều tiền vào đầu tư nghiên cứu sản xuất. “Chúng tôi làm điều quan trọng nhất là suy nghĩ về mô hình kinh doanh và công nghệ nào cho phù hợp. Sau đó các kỹ sư CNTT sẽ cụ thể hóa cho anh các sản phẩm và họ sẽ mua các thiết bị điện tử, cơ khí về tích hợp lại. Quá trình này nhanh hơn so với việc chúng ta phải tự nghiên cứu, sản xuất vì sản xuất là quá trình lâu nhất”.
Thế nhưng, vị lãnh đạo này lại nhấn mạnh 2 điều các doanh nghiệp cần lưu ý đó là việc bắt tay liên kết với các doanh nghiệp khác và làm chủ về thiết kế cũng như hệ thống kết nối.
“Các doanh nghiệp phải mạnh dạn liên doanh với nhau. Nếu không liên doanh với nhau mà tự đi mua và cứ kêu gọi vốn để đi mua thì không biết bao giờ mới xong. Các doanh nghiệp công nghệ nên hợp tác với các công ty sản xuất các thiết bị, nhất là tạo ra nhu cầu cho các doanh nghiệp sản xuất”.
Ngoài điều này ra thì doanh nghiệp Việt cũng phải làm chủ thiết kế và hệ thống kết nối (CNTT). Nếu không làm chủ thiết kế và hệ thống thì nguy cơ thất bại rất cao đồng thời không thể tối ưu như các doanh nghiệp Việt Nam mong muốn. Đây chính là cách giải mà vị lãnh đạo này áp dụng cho hệ thống chia chọn mới nhất của Viettel Post.
Tạo thị trường cho các startup công nghệ
Để giải được bài toán Make in VietNam, theo ông Trần Trung Hưng, Nhà nước cần có chiến lược rõ ràng hơn nhấy Điều quan trọng nhất đó là việc tạo ra thị trường cho các startup công nghệ.
"Nếu Việt Nam không tự chủ thì sẽ mãi mãi lệ thuộc. Vì thế, Make in VietNam là chủ trương vô cùng cần thiết. Thế nhưng có làm được hay không thì cần chiến lược rõ ràng của Nhà nước. Đặc biệt là việc tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp bởi vấn đề lớn nht của các startup công nghệ chính là thị trường".
Cần chú trọng vào chất lượng doanh nghiệp hơn là số lượng doanh nghiệp vì thị trường Việt Nam đã quá nhỏ. Nếu tạo cơ chế cho quá nhiều doanh nghiệp đầu tư cung cấp cùng một sản phẩm dịch vụ thì rõ ràng không có đủ thị trường và thặng dư cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời cũng sẽ dẫn đến một trình trạng là nguồn lực của doanh nghiệp bị phân tán.
"Các doanh nghiệp lớn cùng làm và cung cấp một sản phẩm thì rõ ràng là "chết". Nếu khoai deo hải ninh chúng ta quá chú trọng vào phát triển doanh nghiệp khi không tạo cho họ thị trường thì bản chất là các doanh nghiệp đó không có thặng dư để đầu tư tiếp".
"Tính cách của người Việt Nam là rất khó hợp tác khi thành công. Khi doanh nghiệp thành đạt cần mở rộng và phát triển sẽ không bắt tay với doanh nghiệp khác mà lập tức sẽ mở doanh nghiệp khác, phát triển sản phẩm y như vậy để cạnh tranh ngay lập tức. Điều này sẽ khiến thị trường bị chia nhỏ".
Lúc này, hành lang pháp lý là quan trọng nhất. Ông Trần Trung Hưng cho hay: "Phải nên ưu tiên các doanh nghiệp làm ra sản phẩm có giá trị cao hơn trước. Quá nhiều doanh nghiệp thì thị trường bị chia nhỏ và không có đủ thị trường để doanh nghiệp phát triển. Đâu cứ phải có nhiều doanh nghiệp là vỡ độc quyền. Vì vậy, tôi cho rằng cần quy hoạch, sắp xếp và định hướng lại thị trường. Các lĩnh vực kinh doanh sáng tạo thì "mở" hết sức còn các lĩnh vực mang tính xã hội, công ích (bưu chính, viễn thông, vận tải, phần mềm…) thì phải giới hạn lại", ông Hưng cho biết.
Ở chiều ngược lại, ông Hưng cũng cho rằng các doanh nghiệp lớn phải dẫn dắt và tạo ra thị trường cho các startup công nghệ. "Các công ty lớn phải tạo ra cơ hội và thị trường cho các startup về công nghệ. Giúp các doanh nghiệp công nghệ bằng thị trường trước. Doanh nghiệp lớn tạo thị trường cho doanh nghiệp nhỏ. Chẳng hạn là việc đặt mua sản phẩm của họ, trả cho họ các chi phí ban đầu để họ có thể triển khai thì họ sẽ có vốn để đầu tư ngay. Còn cơ chế pháp lý cần tạo điều kiện cho tất cả các doanh nghiệp trong việc mở rộng thị trường", ông Hưng chia sẻ thêm.
Nhận xét
Đăng nhận xét