Cần tôn vinh người Việt góp công hình thành chữ quốc ngữ

Quan điểm của linh mục, GS.TS Roland Jacques được nêu trong hội thảo khoa học 100 năm chữ quốc ngữ ở Việt Nam do Hội Khoa học Lịch sử Đà Nẵng tổ chức ngày 28-29/12. Mốc này được lấy theo năm 1919 khi chữ quốc ngữ được chính thức sử dụng trong trường học và chế độ hành chính Việt Nam.

Ông Roland Jacques cho biết đã tìm thấy nhiều tài liệu, sách của chính người Việt viết gửi từ Nam Định về Roma bằng chữ quốc ngữ. Điều này cho thấy người Việt đã cộng tác và có những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam.

Cho rằng nhiều người bản địa vẫn được nhắc đến một cách mờ nhạt, thậm chí không được ghi tên đầy đủ, ông Roland Jacques thừa nhận "đây là một thiếu sót" của các giáo sĩ. Điều này có thể xuất phát từ tâm lý không đánh giá cao và đúng mức đóng góp của người bản địa.

Linh mục Roland Jacques thừa nhận có thiếu sót của các giáo sĩ khi không ghi tên đầy đủ người Việt giúp sức cho mình sáng chế chữ quốc ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông.

Linh mục Roland Jacques thừa nhận các giáo sĩ có thiếu sót khi không ghi tên đầy đủ người Việt giúp sức cho mình sáng chế chữ quốc ngữ. Ảnh: Nguyễn Đông.

Tại hội thảo, người có công hình thành chữ quốc ngữ ở Việt Nam được nhắc nhiều nhất là hai giáo sĩ - linh mục Francisco de Pina, Alexandre de Công ty dịch thuật Đồng Nai Rhodes (thuộc Dòng Tên). Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cần tôn vinh người Việt góp công hình thành chữ quốc ngữ.

Nhà nghiên cứu Châu Yến Loan nói, đến Việt Nam 1617, cha Pina phải gấp rút học tiếng Việt để có thể đảm đương việc truyền giáo. Ông đã nghiên cứu chữ quốc ngữ bằng việc học từ chính những người dân bản địa là giáo dân, nho sĩ, quan lại nghỉ hưu... Năm 1618, cha Pina cùng một thanh niên giáo dân người Việt lần đầu tiên dịch sang tiếng Việt Kinh lạy cha và các kinh căn bản khác trong Kitô giáo. Đây có thể xem là khởi đầu của công cuộc ghi âm tiếng Việt bằng mẫu tự Latin.

Theo bà Loan, để thực hiện công trình này, ngoài những cố gắng vượt bậc của ông "còn có sự hỗ trợ của người bản xứ". Xây dựng được công trình ghi âm tiếng Việt ban đầu, cha Pina mở trường dạy tiếng Việt tại Thanh Chiêm (Quảng Nam) cho nhiều giáo sĩ ngoại quốc, trong đó có Alexandre de Rhodes. Và Alexandre de Rhodes cũng tìm đến người bản địa để học cách phát âm tiếng Việt, nhằm hoàn thiện thêm.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Hồng Hạnh, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐH Quốc gia TP HCM cho biết thầy dạy tiếng Việt của cha Alexandre de Rhodes là cậu bé người bản địa 13 tuổi, hằng ngày theo phụ việc và chỉ dẫn cách phát âm các âm tiết. Chỉ trong 3 tuần, Alexandre de Rhodes đã biết phân biệt các thứ thanh của tiếng Việt. Với các giáo sĩ thời đó, học tiếng Việt trực tiếp với người Việt là phương thức hữu hiệu nhất. "Thầy dạy" cũng rất đa dạng, khi là người buôn bán ngoài chợ, khi là những cô cậu bé gặp tại sân đình và cả Nho sinh.

Bà Hạnh cho rằng để có được hệ thống ngôn ngữ và chữ viết hoàn thiện của tiếng Việt như ngày nay, ngoài ghi nhớ công ơn của Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes... thì còn có những người cộng sự bản địa của mình. Nếu không có sự hỗ trợ của cư dân bản địa, quá trình tiếp cận tiếng Việt sẽ trở nên khó khăn.

Không thể gán tội cho các giáo sĩ

Tháng 10 vừa qua, Sở Văn hoá và Thể thao Đà Nẵng từng lấy ý kiến dự thảo Đề án đặt, đổi tên đường, trong đó dự kiến lấy tên hai giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre de Rhodes để đặt cho hai tuyến đường ở khu đông nam đài tưởng niệm thuộc quận Hải Châu.

Ngoài nhiều ý kiến đồng tình, một số cán bộ hưu trí nêu quan điểm không đồng ý với lý do quá trình chế tác chữ quốc ngữ của những giáo sĩ này gắn với quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Ngành văn hoá sau đó quyết định dừng đề xuất này theo Nghị định 91 (khi có ý kiến trái chiều thì phải tạm dừng).

Tại hội thảo lần này, đa số các nhà nghiên cứu cho rằng việc nhìn nhận "ông tổ" của chữ quốc ngữ gắn với việc Pháp xâm lược Việt Nam là phiến diện. Các giáo sĩ sáng chế chữ quốc ngữ vào thế kỷ 17, trong khi Pháp xâm lược vào thế kỷ 19.

Chân dung hai vị giáo sĩ được gọi là ông tổ chữ quốc ngữ được nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng phác hoạ và trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.

Chân dung hai vị giáo sĩ được gọi là "ông tổ" chữ quốc ngữ do nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng thực hiện và trưng bày tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Đông.

GS Nguyễn Đăng Hưng (ĐH Liege, Bỉ), Chủ tịch Quỹ Tôn vinh tiếng Việt nói: "Không thể nói chuyện các giáo sĩ xuất hiện và sáng chế chữ quốc ngữ từ hai thế kỷ trước là nội gián cho Pháp được. Đó là sự ngộ nhận, là sự vu oan, giáng hoạ cho các ngài". Ông trình bày trong tiếng vỗ tay tán thưởng của những người tham dự.

Theo GS Hưng, "không nên thần thánh hoá các giáo sĩ" nhưng họ là những nhà ngôn ngữ uyên thâm, đã đặt nền móng và tạo ra một cách viết tượng thanh phù hợp với tiếng Việt. "Họ giúp chúng ta có được chữ viết thì phải tôn vinh để bày tỏ lòng biết ơn".

Nhà nghiên cứu này mong rằng việc Đà Nẵng dừng đặt tên đường chỉ là tạm thời. Khi vai trò của hai giáo sĩ với chữ quốc ngữ được thảo luận rốt ráo, phù hợp với quy chế đặt tên đường, Đà Nẵng sẽ tiếp tục đề xuất đặt tên đường, và nhiều tỉnh thành khác cũng sẽ làm để thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tin vui: 10 bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại Việt Nam đã có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngôi nhà phố ngập tràn cây xanh và ánh nắng dù kín cổng cao tường ở Sài Gòn của cặp vợ chồng thành đạt quê gốc miền Trung

Địa chỉ các trung tâm dịch thuật ở Cẩm Phả - Quảng Ninh