Bên trong những căn nhà "chuồng cọp" tại Hong Kong: Cả một thế giới kỳ lạ, từ nghèo tột cùng đến trung lưu "ăn trắng mặc trơn" tại cùng một tòa nhà
Hong Kong là một lãnh thổ nhỏ bé. Nhưng nhỏ là về diện tích, còn dân số vẫn liên tục tăng chóng mặt. Hiện tại, mật độ dân số tại đây đang rơi vào khoảng 6.600 người trên mỗi kilomet vuông.
Đất chật, người đông, bài toán dân số này được Hong Kong giải quyết bằng những tòa nhà chọc trời dày đặc. Vấn đề nằm ở chỗ, bên trong những tòa nhà khổng lồ và kỳ vĩ ấy không phải là thế giới đáng mơ ước.
Những tòa nhà chứa các căn hộ "chuồng cọp"
Theo thống kê, giá trung bình cho mỗi mét vuông đất tại Hong Kong rơi vào tầm 28.570 USD (khoảng 700 triệu đồng tiền Việt). Để so sánh, đất tại Moscow - thủ đô hoa lệ của nước Nga chỉ rơi vào khoảng 3.250 USD/m2 (gần 75 triệu đồng) mà thôi.
Với mức giá khổng lồ kia, hiển nhiên không phải tất cả mọi người đều có thể mua nhà, và cũng không phải căn hộ nào cũng có chất lượng như nhau. Một tòa nhà sẽ có nhiều kiểu căn hộ xuất hiện phù hợp với thu nhập của từng đối tượng. Trong đó, c ó những căn phòng cực kỳ chật hẹp, được quây lại bằng những tấm lưới sắt tựa như một chiếc lồng, được gọi là "nhà quan tài" hoặc "chuồng cọp".
Những nơi ấy, xét trên một số góc độ, thậm chí không thể coi là một căn nhà đúng nghĩa.
1. "Chuồng cọp" cho dân lao động nghèo
Hơn 20% dân số tại Hong Kong - nghĩa là khoảng 1,5 triệu người - thuộc nhóm có thu nhập thấp, có thể coi là nghèo thảm thương. Với cộng đồng này, họ phải sống tại những căn nhà lồng, bên trong được phân ra nhiều chuồng cọp khác. Nhìn thiết kế thì giống một ký túc xá, nhưng mỗi căn có khoảng 20 "chuồng" quây bằng những tấm lưới, và mỗi chuồng có diện tích chỉ đủ cho một người ngả lưng.
Đồ đạc của họ cũng không nhiều, chỉ vài ba món đồ cực kỳ thiết yếu. Vậy mà mỗi tháng, họ vẫn phải đóng khoảng 180 - 200 USD (tầm hơn 4 triệu đồng) tiền thuê.
Những người này không phải tất cả đều thất nghiệp. Nhiều người có việc làm, một số thì tự kinh doanh tại chợ, hoặc đi rửa bát thuê. Tuy nhiên, thu nhập của họ không thể giúp cuộc sống trở nên khá giả hơn, và buộc phải sống trong những cái chuồng như vậy trong rất nhiều năm.
2. Căn hộ chung siêu nhỏ dành cho người thu nhập thấp
Với những người có thu nhập cao hơn một chút (ít thôi, vẫn nghèo), họ sống chung trong những căn hộ chật hẹp. Căn hộ có bếp chung và toilet, được phân ra 5 - 6 phòng nhỏ hơn, chỉ đủ để kê giường và một chiếc bàn bé con. Người may mắn thì tìm được căn phòng đủ chỗ để kê thêm tủ áo, nhưng đa số phải treo đồ trên những chiếc móc gắn trên tường.
Và mức giá cho một căn phòng như vậy là khoảng 500 USD/tháng (hơn 11,5 triệu đồng)
3. Căn hộ cho người trẻ với thu nhập cao hơn
Lập nghiệp tại Hong Kong thực sự là một câu chuyện khó khăn, bởi giá thuê nhà là cực kỳ đắt đỏ. Căn hộ một phòng ngủ trong "nhà lồng" tại vùng ngoại ô thôi cũng đã ngốn tới 1.650 USD mỗi tháng, trong khi thu nhập trung bình của đàn ông và phụ nữ tại Hong Kong lần lượt chỉ là 2.500 và 1.900 USD.
Đó là lý do vì sao nhiều người trẻ tuổi, thu nhập chưa cao buộc phải sống trong những căn hộ cực nhỏ, đến việc di chuyển cũng cảm thấy khó khăn. Hầu hết những căn hộ như vậy đều không có bếp, và thường được nhồi nhét bằng những nội thất đa chức năng: như bàn gấp, nội thất đa chức năng, tủ ẩn... để Công ty dịch thuật Đồng Nai tiết kiệm diện tích
4. Căn hộ dành cho dân trung lưu
Những người khá thành đạt - tầng lớp được xem là giàu có, trung lưu tại Hong Kong sẽ có khả năng thuê, thậm chí là sở hữu một căn hộ có cả bếp lẫn phòng tắm trong nhà lồng.
Nhưng kể cả như vậy, đó cũng chỉ là những căn hộ cỡ nhỏ, diện tích tầm 20 - 25m2, và thường có khoảng 4 - 5 người chung sống.
Đôi khi, những căn hộ "rộng" như vậy lại không có phòng ngủ riêng. Vậy nên họ phải nghĩ ra một vài mánh khoé như lắp thêm phòng ngủ thông minh để tự ngăn một khoảng không gian thành buồng ngủ.
Nhận xét
Đăng nhận xét