Đi tìm "thủ phạm" gây ô nhiễm không khí trầm trọng tại Hà Nội nhiều ngày qua
Từ 6h sáng 30/9, các ứng dụng đo chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội đều đưa ra những con số cảnh báo đáng quan ngại. Theo đó, AQI lên tới 265, chỉ số bụi mịn PM2.5 là 215,4 µg/m3, cao gấp 8 lần quy chuẩn quốc gia (25 µg/m3) và 20 lần trung bình năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Theo ghi nhận của chúng tôi, chiều cùng ngày, lớp bụi mịn vẫn đang bao phủ tại một số vị trí trong các quận nội thành.
Hà Nội đang trải qua đợt ô nhiễm không khí kéo dài, kể từ ngày 13/9. Không ít lần, tổ chức Air Visual đưa Thủ đô Việt Nam vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới, ở vị trí đầu tiên, khi mà chỉ số AQI luôn trên 200 nhiều ngày liên tiếp.
Theo chuyên gia đến từ Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh - Green ID (thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam), một trong những nguyên nhân gây nên ô nhiễm không khí là sự gia tăng các phương tiện giao thông, các hoạt động xây dựng. Ngoài ra, các nguồn thải bên ngoài theo hướng gió đặc biệt là từ các nhà máy nhiệt điện than, các khu công nghiệp hay ô nhiễm không khí xuyên biên giới từ các nước láng giềng cũng ảnh hưởng tới miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng.
"Ngày 30/9 thật "đặc biệt" khi chỉ số AQI cao chót vót ở Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc. Theo dõi diễn biến cho thấy vào lúc 4-5h sáng, nồng độ bụi mịn PM 2.5 rất cao, cao nhất trong mấy ngày gần đây. Sau đó trời hửng nắng, mức độ ô nhiễm giảm dần. Đây là một hiện tượng khá bất thường đáng lo ngại" - TS. Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam nói.
Trên Đại lộ Thăng Long, nơi hàng trăm phương tiện lưu thông mỗi ngày, mức độ ô nhiễm càng đáng báo động. Bụi trắng trời hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông, nguy cơ các bệnh về hô hấp tăng cao.
Bên cạnh đó, đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết, thời điểm này, các huyện ngoại thành đang vào vụ gặt, người dân thường xuyên đốt rơm rạ trên nhiều cánh đồng.
Thậm chí, người dân còn đốt rác ven đường khiến chỉ số chất lượng không khí trong những ngày qua diễn biến xấu.
Trước tác hại của việc đốt rơm rạ, những năm gần đây, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp hạn chế, tiến tới đẩy lùi tình trạng này vào năm 2020. Thực hiện mục tiêu trên, nhiều địa phương đã tích cực tuyên truyền để người dân ký cam kết không đốt rơm rạ, sử dụng chế phẩm xử lý rơm rạ sau thu hoạch. Tuy nhiên, tình trạng đốt rơm rạ vẫn xảy ra, gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Người dân cho hay, hằng năm cứ vào mùa gặt, họ sử dụng máy gặt đập ngay tại ruộng, chỉ chở thóc về, còn rơm bỏ lại chờ khô rồi đốt. Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, ước tính mỗi năm, thành phố phát sinh khoảng 1 triệu tấn rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, rất nhiều trong số đó bị người dân đốt bỏ trên cánh đồng.
Các chuyên gia môi trưởng cảnh báo quá trình đốt rơm rạ sẽ làm phát sinh khí thải O2, CO, NOx vào môi trường, không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho Hà Nội.
PGS.TS.BS Vũ Văn Giáp - Tổng thư ký Hội Hô hấp Việt Nam, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai nhận dịch thuật chuyên nghiệp hà nam định, các nghiên cứu cho thấy ở những thời điểm thời tiết khắc nghiệt hoặc có ô nhiễm không khí cao thì tần suất bệnh nhân nhập viện do các căn nguyên về hô hấp và tim mạch tăng cao hơn. Do vậy, đặc biệt khuyến cáo những người đã mắc bệnh về hô hấp không nên ra ngoài khi không có việc thật sự cần thiết trong những thời điểm không khí bị ô nhiễm nặng.
Theo WHO, ô nhiễm không khí gây nên 7 triệu ca tử vong sớm mỗi năm. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần gây nên gánh nặng bệnh tật và tử vong hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, để tự bảo vệ chính mình, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên cần lưu ý lựa chọn loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi mịn, tránh hoạt động mạnh ở ngoài trời, thay đổi thói quen sinh hoạt như chuyển sang sử dụng phương tiện công cộng hay hạn chế dùng bếp than, sử dụng tiết kiệm hiệu quả năng lượng cũng như áp dụng các biện pháp để giảm thiểu phát thải vào môi trường không khí.
Dữ liệu của Chi cục Bảo vệ Môi trường cho rằng, dự kiến trong 2-3 ngày tới, Hà Nội có thể đón nhận nhiều trận mưa, tình hình không khí có thể được cải thiện.
Theo dữ liệu từ IQAir AirVisual - Tổ chức đo chất lượng không khí thế giới, trong buổi sáng 1/10 Hà Nội là thành phố có chỉ số ô nhiễm cao nhất với chỉ số AQI là 320.
Nguồn: IQAir AirVisual
Nhận xét
Đăng nhận xét